9 bước xử lý khi động cơ ô tô quá nóng lúc đang vận hành

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 265 | Cật nhập lần cuối: 2/5/2018 12:19:19 AM | RSS

Tình trạng quá nhiệt khi động cơ xe ô tô đang vận hành sẽ khiến động cơ làm việc không hiệu quả và dễ hư hỏng. Những lúc như vậy, người lái nên xử lý như thế nào? Đừng bỏ qua những chia sẻ về việc bạn nên làm gì khi động cơ ô tô quá nóng dưới đây nhé.

Nếu nhận thấy dấu hiệu cỗ máy bắt đầu quá nóng, bạn không nên nóng vội, hãy giữ bình tĩnh và bạn có thể kiểm soát được tình hình theo các bước hướng dẫn dưới đây:

Bước 1: Dừng xe vào lề đường sớm nhất có thể

Ngay khi phát hiện đóng cơ quá nóng, những lúc này từ kim chỉ nhiệt độ động cơ quay tới chữ H, hãy tìm cách để đậu xe vào lề đường một cách an toàn và nhanh chóng nhất, tắt máy để động cơ nguội bớt. Đặc biệt trong những ngày nhiệt độ cao, hãy để ý đến nhiệt độ động cơ. Nếu nhìn thấy hơi nước bốc lên từ nắp ca-pô phải dừng xe ngay.

9 bước xử lý khi động cơ ô tô quá nóng lúc đang vận hành

Trong trường hợp bạn không thể dừng ngay lập tức, hãy tắt điều hòa và mở cửa sổ; đòng thời bật hệ thống sưởi và quạt tản nhiệt trên xe để đẩy hơi nóng thoát ra khỏi động cơ; bật đèn báo nguy hiểm và giảm tốc từ từ đến khi tìm được chỗ dừng xe an toàn.

Bước 2: Mở nắp ca pô khi hơi nước không còn bốc ra

Hãy mở mui xe để hơi nóng động cơ thoát ra ngoài nhanh hơn. Một số xe có chốt ca-pô được đặt gần két làm mát nên hãy cần cẩn thận, lót tay trước khi mở nắp để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Sau đó hãy tắt động cơ nhưng cắm chìa khóa trong ổ khóa ở chế độ “bật” để đèn cảnh báo nguy hiểm, bảng điều khiển và quạt tản nhiệt vẫn tiếp tục hoạt động để đẩy nhanh quá trình làm mát máy.

Lưu ý: Hãy để cho động cơ nguội hẳn rồi mới được mở nắp ca pô hay mở nắp két nước làm mát để tránh nguy cơ bị bỏng.

Bước 3: Kiểm tra ống tản nhiệt phía trên két nước

Sau khi mở nắp ca-pô, bạn dùng tay bóp nhẹ vào ống tản nhiệt ở phía trên để xác định xem hệ thống tản nhiệt có đang phải chịu áp suất và việc mở nắp két nước lúc này an toàn hay nguy hiểm. Nếu thấy ống tản nhiệt cứng và khó bóp có nghĩa là áp suất trong hệ thống vẫn tương đối lớn và bạn không nên mở nắp két nước vào lúc này.

Lưu ý: Hãy dùng một tấm giẻ hoặc khăn để cầm ống vì có thể ống dẫn này vẫn còn rất nóng.

Bước 4: Không được đụng vào nắp két nước làm mát cho tới khi nguội hẳn

Hãy để nguyên nắp két nước càng lâu càng tốt, khi nước nguội hẳn mới mở nắm két nước vì với lực áp suất cao và hơi nước bên trong của két nước làm mát có thể khiến nước nóng bắn vào mặt bạn. Nếu chạm vào vẫn thấy ấm thì hãy cứ để nguyên và chờ cho tới khi nguội hẳn.

Bước 5: Vặn nắp két nước

Bạn hãy dùng một tấm khăn hay giẻ dày để vặn nắp một cách cẩn thận để đảm bảo an toàn và tránh bị bỏng. Việc mở nắp két nước sẽ làm chất lỏng bên trong nguội nhanh hơn khi được tiếp xúc với không khí.

9 bước xử lý khi động cơ ô tô quá nóng lúc đang vận hành

Bước 6: Kiểm tra liệu động cơ có bị rò rỉ không

Để biết rõ hơn nguyên nhân khiến động cơ xe bị nóng, bạn có thể tham khảo thêm bài viếtNguyên nhân động cơ xe ô tô quá nóng và cách phòng tránh. Nhìn chung nguyên nhân làm nóng máy thường gặp nhất là rò rỉ nước ở hệ thống làm lạnh. Hầu hết các xe đều được trang bị một bình chứa nước để dẫn vào két nước, bạn có thể quan sát mực nước có đầy hay không. Trong trường hợp nước làm mát trong két ở mức quá thấp hay hết hẳn, hãy xem thử có vết nước trong xe hay có xuất hiện vũng nước nhỏ ở dưới gầm xe hay không .

Bước 7: Bổ sung nước và dung dịch làm mát

Sau khi kiểm tra két nước làm mát bị cạn kiệt, nếu xe có bình chứ, hãy đổ đầy lượng dung dịch làm mát, nếu không có dung dịch làm mát bạn có thể thay bằng nước sạch. Đối với xe không có bình chứa, bạn bắt buộc phải chờ cho hệ thống làm mát nguội hẳn rồi mới mở nắp để thêm dung dịch hoặc nước.

9 bước xử lý khi động cơ ô tô quá nóng lúc đang vận hành

Bước 8: Tìm kiếm vết rò rỉ

Rất nhiều trường hợp xe bị quá nóng do hệ thống làm mát bị rò rỉ ở đường ống, đầu xi-lanh hay các lá mỏng ở két nước... Hãy tìm xem có vết nứt nào xuất hiện hay không. Nếu bạn không thể tự kiểm tra hãy đưa xe tới một cửa hàng sửa chữa gần nhất để thợ kỹ thuật xem xét giúp.

Bước 9: Xác định xem có thể đi tiếp hay không

Sau khi đã làm mát và kiểm tra kim chỉ nhiệt độ, hãy khởi động lại xe để kiểm tra xem kim nhiệt độ còn chỉ vào vạch đỏ không? Nếu vẫn còn, bạn cần tắt máy và đợi thêm 10-15 phút nữa cho xe nguội hẳn rồi mới tiếp tục lái. Nếu không còn, bạn có thể lái xe và mang xe đi kiểm tra, sửa chữa tại các gara gần nhất.

Trong trường hợp xe của bạn quá nóng và có thể động cơ đã bị hư hỏng, đừng cố gắng vận hành nó mà hãy gọi xe cứu hộ để giúp bạn xử lý nhé!

Trên đây là 9 bước xử lý khi động cơ ô tô quá nóng. Đặc biệt, trong những ngày tết, có thể bạn sẽ thực hiện những chuyến du xuân đường dài, việc bỏ túi những chia sẻ, bí kíp khi sử dụng xe ô tô là rất cần thiết.

>> Xem thêm: Nguyên nhân động cơ xe ô tô quá nóng và cách phòng tránh