Vì sao vô lăng bị khoá và cách khắc phục
Vì sao vô lăng bị khoá và cách khắc phục
Xe bị khóa vô lăng có tình trạng vô lăng bị cứng, không thể xoay chuyển. Với nhiều người mới sử dụng xe lần đầu khi gặp tình huống này sẽ cảm thấy lo lắng, hoang mang. Nhưng bạn hãy yên tâm vì đây chỉ là một tính năng cần có của xe. Để khắc phục tình trạng này, các bạn có thể xử lý nhanh chóng bằng một số cách ở bài viết sau.
Tại sao vô lăng của xe ô tô bị khóa?
Việc bẻ lái đột ngột cũng khiến vô lăng bị khóa
Khóa vô lăng là một phần của tính năng bảo vệ an toàn cho xe. Trong một số điều kiện nhất định vô lăng sẽ bị khóa lại. Một vài trường hợp có thể xảy ra như bạn vô tình hoặc cố ý xoay vô lăng ô tô sang trái hoặc phải trong khi xe tắt máy. Vì khi động cơ xe đã tắt, bơm trợ lực không hoạt động gây nên hiện tượng khóa vô lăng.
Mục đích chính của việc khóa vô lăng là để ngăn chặn sự di chuyển của xe khi không có chìa khóa. Hoặc chìa khóa bị lắp sai vào bộ phận đánh lửa. Nhưng nếu trong tình huống bảng điều khiển taplo có đèn màu đỏ sáng lên. Bạn nên liên hệ với thợ máy để sửa chữa ngay lập tức.
3 nguyên nhân phổ biến khiến xe ô tô bị khóa vô lăng khi đang điều khiển xe
Bơm trợ lực bị kẹt
Khi bơm trợ lực bị kẹt sẽ khiến vô lăng bị khóa ngay lập tức trong khi lái xe. Đây không phải là trường hợp hiếm gặp. Do bơm trợ lực là một cải tiến tinh vi giúp cho việc điều khiển xe trở nên dễ dàng và thuận tiện. Nên khi động cơ bị tắt đột ngột thì bơm trợ lực cũng sẽ bị tắt theo.
Đổi hướng gấp
Việc thường xuyên quay đầu, đổi hướng cũng có thể làm ảnh hưởng đến hệ thống chuyển động của xe. Việc rẽ đột ngột cũng có thể khiến bơm trợ lực bị kẹt và dẫn đến vô lăng bị khóa. Để khắc phục thì bạn nên thực hiện các vòng quay chậm và nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp vô lăng giảm tỷ lệ bị khóa trong khi đang lái xe.
Khoá đánh lửa xe
Với trường hợp khi chìa khóa không thể bật hoặc tắt động cơ xe. Đó có thể là việc hệ thống đánh lửa bị khóa. Đây được coi là trường hợp nguy hiểm khi bạn đang lái xe ở tốc độ cao. Việc này xảy ra khi hệ thống đánh lửa bị quá tải, dẫn đến vô lăng bị khóa. Vì vậy, đảm bảo rằng bạn đã kiểm tra và sửa chữa hệ thống đánh lửa theo định kì.
Cách xử lý tình huống ô tô bị khóa vô lăng
Bình tĩnh xử lý khi vô lăng bị khóa
Đối với việc vô lăng bị khóa bất ngờ, cách xử lý đơn giản nhất là khởi động lại động cơ. Bạn chỉ cần lắc nhẹ vô lăng hướng về phía bên phải hoặc trái. Kết hợp cùng với việc tra chìa khóa vào ổ cắm. Sau đó đề máy lên và vô lăng sẽ tự động mở khóa.
Cách thứ hai cũng khá đơn giản cho bạn thực hiện. Bạn dùng chất làm sạch ổ khóa (chất RP7) sau đó cắm chìa khóa vào ổ. Lưu ý nên làm nhẹ nhàng tránh làm chìa khóa bị cong hoặc gãy.
Trong trường hợp xe có xi-lanh đánh lửa và khóa tay lái được kết nối trực tiếp với nhau. Bạn cần mở khóa tay lái, sử dụng tay trái để xoay tay lái sang trái và phải với lực vừa phải. Đồng thời, sử dụng tay phải để chuyển khóa đánh lửa từ vị trí LOCK (khóa) sang vị trí ACC (phụ kiện) hoặc START (khởi động).
Nếu trong trường hợp đã sử dụng hết cách như đã nêu trên mà vô lăng vẫn khóa. Thì bạn nên xem lại chìa khóa mà bạn đang sử dụng chìa khóa có đúng không. Hoặc do xe thường xuyên quay đầu đột ngột làm hỏng bơm trợ lực lái hoặc khóa đánh lửa của vô lăng. Lúc đó, bạn cần liên hệ với hệ thống sửa xe uy tín để họ có thể sửa chữa xe một cách nhanh chóng và an toàn nhất.
Khi gặp phải trường hợp vô lăng bị khóa, bạn không nên quá lo lắng. Thay vào đó, hãy sử dụng các cách được nêu ở bài viết trên. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác về xe ô tô, mời bạn tham khảo thêm ở website: http://sieuthiotosaigon.com.vn/